Ngủ là một hoạt động gần như không thể thiếu đối với tất cả mọi người. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo và giúp cơ thể hồi phục sau một ngày dài hoạt động. Tuy nhiên có bao giờ  bạn thắc mắc rằng sẽ sao nếu chúng ta không ngủ? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Chúng ta cần ngủ tối thiểu bao lâu một ngày?

Mỗi người, ở mỗi giai đoạn của cuộc đời sẽ có thời gian ngủ khác nhau.

Đối với trẻ em: 

  • Trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi: cần ngủ đủ từ 14-17 tiếng mỗi ngày
  • trẻ sơ sinh từ 4-11 tháng tuổi: cần ngủ đủ 12-15 tiếng mỗi ngày
  • Trẻ em từ 1-5 tuổi: cần ngủ đủ 10-14 tiếng mỗi ngày
  • Trẻ em trong độ tuổi đi học từ 6- 13 tuổi cần ngủ đủ 9 đến 11 tiếng mỗi ngày
  • Thanh thiếu niên từ 14-17 tuổi cần khoảng 8- 10 tiếng mỗi ngày để ngủ

Người trưởng thành

Người lớn trên 18 tuổi cần ngủ khoảng 7 đến 9 tiếng mỗi ngày, tuy nhiên một số người vẫn có thể ngủ khoảng 6 tiếng hoặc 10 tiếng vẫn không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Người cao tuổi trên 65 tuổi: cần ngủ đủ 7 -8 tiếng mỗi ngày. 

Đây là khoảng thời gian ngủ tiêu chuẩn cho từng lứa tuổi để đảm bảo sức khỏe. Trong từng độ tuổi tùy vào thể trạng từng người mà thời gian ngủ có thể thay đổi ít nhiều. Có người cần ngủ ít nhất 9 tiếng đồng hồ mới có thể tỉnh táo làm việc, cũng có nguwoif chỉ cần ngủ 6 tiếng nhưng năng lượng vẫn tràn trề.

Cơ thể sẽ ra sao nếu chúng ta không ngủ?

6 tiếng sau 1 đêm không ngủ

Sau một đêm thức trắng, cơ thể bạn bắt đầu có những dấu hiệu đầu tiên. Bạn bắt đầu cảm nhận được sự mệt mỏi, mắt lờ đờ, kém tập trung khi làm việc. Bên cạnh đó, việc cả đêm không ngủ khiến cơ thể sản sinh ra một lượng lớn hooc môn cortisol. Hooc môn này làm chúng ta dễ trở nên cáu gắt, lo lắng và dẫn đến căng thẳng.

12 tiếng sau khi không ngủ
12 tiếng sau khi không ngủ

12 tiếng sau một đêm không ngủ

Não bộ của bạn có dấu hiệu trì trệ, một số chức năng không cần thiết sẽ ngưng hoạt động như phản ứng nhanh hay đưa ra quyết định. Lúc này có thể bạn không còn tỉnh táo để ghi nhớ mọi việc. Dù bạn vẫn có thể tiếp tục làm các công việc hằng ngày nhưng cơ thể luôn cảm thấy kiệt sức và bị đuối.

12 tiếng sau khi không ngủ
12 tiếng sau khi không ngủ

24 giờ sau khi không ngủ

Có một nghịch lý xảy ra lúc này là cơ thể bạn sẽ không còn cảm giác uể oải hay mệt mỏi nữa, thay vào đó bạn sẽ cảm thấy bản thân dồi dào năng lượng. Sở dĩ xảy ra hiện tượng này là vì hệ tiêu hóa của chúng ta sẽ bị kích thích và chất dopamine trong cơ thể sẽ hoạt động mạnh hơn. Bạn sẽ cảm thấy mình có thật nhiều năng lượng, lạc quan và có nhiều động lực.

Tuy nhiên điều này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Sau đó, vùng não chịu trách nhiệm cho việc lên kế hoạch và đưa ra quyết định sẽ bắt đầu ngưng hoạt động, dẫn đến tính cách hung hăng và bốc đồng. Một khi cơ thể cảm thấy kiệt sức, chúng ta sẽ thấy cơ thể phản ứng chậm hơn với mọi thứ, sự nhận thức của trí não không còn hoạt động tốt nữa.

36 tiếng sau khi khôg ngủ

Bộ nhớ bắt đầu suy yếu hẳn, khả năng phản ứng tiếp tục giảm xuống. Lúc này bạn bắt đầu buồn ngủ và rất cần một giấc ngủ để bù đắp vào. Cơ thể bạn bắt đầu đóng lại một số hoạt động, chức năng như hệ miễn dịch bắt đầu suy yếu, đồng thời sự trao đổi chất giảm, dẫn đến cơ thể mệt mỏi hơn. 

48 tiếng sau khi mất ngủ

Những điều đáng sợ sẽ diễn ra vào thời điểm này và bạn có thể bắt đầu có ảo giác. Thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng gây ra phản ứng trong não khi bị kích thích quá mức, gây ra ảo tưởng. 

Bạn có thể thấy và nghe những thứ ảo giác, như tiếng thì thầm, âm thanh kỳ lạ, và tầm nhìn trở nên rối hơn. Dần dần chúng ta sẽ mất ý thời gian và quên đi những điều cơ bản như tên của mình.

48 tiếng không ngủ
48 tiếng không ngủ

Nếu bạn mất ngủ liên tiếp trong 1 tuần:

Biểu hiện rõ nhất là tình trạng run rẩy ở các đầu chi, đồng thời bạn cũng có thể có biểu hiện rối loạn trí nhớ, khả năng ghi nhớ ngắn hạn bị suy giảm, mức độ hoang tưởng cũng nghiêm trọng hơn

Mất ngủ trong 1 tuần liên tiếp gây rối loạn trí nhớ
12 tiếng sau khi không ngủ

Mất ngủ liên tiếp trong 9-11 ngày:

Đây được xem là mức thời gian mất ngủ lâu nhất được ghi nhận. Các nghiên cứu đã chứng minh mất ngủ trong thời gian này sẽ gây ra sự đứt quãng trong suy nghĩ và tình trạng mất trí nhớ nặng hơn.

Một số bài viết liên quan:

>>https://khonemtonghop.com/cach-ngu-ngon/

>>https://khonemtonghop.com/bo-tui-6-cach-khac-phuc-chung-mat-ngu-don-gian-cho-nguoi-tre/

Tóm lại ngủ quá nhiều hay quá ít cũng không tốt cho sức khỏe. Rõ ràng mất ngủ không trực tiếp gây tử vong, tuy nhiên hậu quả mà nó để lại cho sức khỏe là vô cùng nghiêm trọng. Vì thế để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, bạn nên duy trì giấc ngủ đủ, chất lượng để có một cơ thể khỏe mạnh nhé.

Đánh giá ngay
Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi