Theo nghiên cứu trung bình một chiếc nệm có thể chứa đến 10 triệu vi khuẩn, và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người nằm. Ở bài viết này hãy cùng khonemtonghop.com tìm hiểu tác hại của nệm bẩn đối với sức khỏe, chu kỳ vệ sinh nệm và cách vệ sinh nệm tại nhà.

Trung bình mộ chiếc nệm có thể chưa đến 10 triệu vi khuẩn
Trung bình mộ chiếc nệm có thể chưa đến 10 triệu vi khuẩn

Nệm bẩn và tác hại không ngờ đến sức khỏe

Sau một thời gian sử dụng chăn, ga, gối, nệm sẽ tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn,… từ đó gây ra những tác hại xấu đến sức khỏe, điển hình như:

Dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài

Tác động đầu tiên và dễ nhận thấy nhất là gây ra mất ngủ. Giống như quần áo, nệm tiếp xúc với da hằng ngày. Tuy nhiên nó không được vệ sinh mỗi ngày, nên dẫn đến việc các lớp bụi bẩn bám vào da gây ngứa ngáy trằn trọc khó ngủ.

Nệm bẩn gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài
Nệm bẩn gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài

Nệm bẩn gây ra các bệnh về da

Khi chúng ta ngủ, mồ hôi, nước bọt, các tế bào da chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Ngủ trên một chiếc nệm bẩn sẽ khiến vi khuẩn bám vào da làm da bị ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biết, nếu bạn là người có làn da nhạy cảm thì sẽ gặp những hậu quả nghiệm trọng hơn như viêm da, nổi mẩn đỏ, nổi mụn,…

Nệm bẩn gây ra các bệnh về da
Nệm bẩn gây ra các bệnh về da

Nệm bẩn làm gia tăng các bệnh về đường hô hấp

Ngoài việc tác động xấu đến da, nệm bẩn còn tác động trực tiếp đến hệ hô hấp. Bụi bẩn từ chiếc nệm sẽ đi vào mũi, vào miệng, len lỏi vào phổi. Lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng khó thở, viêm mũi, hoặc nặng hơn là viêm phế quản hoặc hen suyễn.

Theo các chuyên gia, vệ sinh nệm định kì 3 đến 6 tháng 1 lần sẽ giúp gia đình bạn ngủ ngon hơn,ngoài ra nhà bạn sử dụng được lâu hơn,  hơn và tiết kiệm được chi phí thay nệm. 

Sau đây là các bước giúp bạn vệ sinh nệm tại nhà đơn giản.

Hướng dẫn vệ sinh nệm đơn giản tại nhà

Bước 1: Tháo bỏ ga nệm

Sẽ tốt hơn nếu bạn giặt bao nệm với nước nóng và cài đặt chế độ sấy hoặc phơi nắng vì sẽ tiêu diệt được vi khuẩn cũng như nấm bám trên ga nệm.

Tháo bỏ ga nệm
Tháo bỏ ga nệm

Bước 2: Khử mùi và làm sạch sơ nệm bằng cách hút bụi

Nệm sử dụng lâu ngày sẽ tích tụ không ít bụi bẩn, tóc rụng hay những mảnh vụn nhỏ khác. Bạn nên dùng máy hút bụi để loại bỏ những thứ này, đặc biệt bạn nên vệ sinh kỹ những góc kẹt vì đây là nơi lưu trú ưu thích của “bọn vi khuẩn”. Trong trường hợp nhà bạn không có máy hút bụi, bạn có thể dùng chổi lông để quét sạch bụi bẩn ra khỏi nệm.

Khử mùi và làm sạch sơ nệm bằng cách hút bụi
Khử mùi và làm sạch sơ nệm bằng cách hút bụi

Bước 3: Loại bỏ các vết bẩn có trên nệm bằng dung dịch oxy già và nước rửa chén

Trong quá trình sử dụng chúng ta khó tránh khỏi để lại các vết bẩn trên nệm như bã nhờn, mồ hôi, nước bọt, nước tiểu em bé,…Để loại bỏ những vết bẩn này, trước hết bạn dùng hỗn hợp gồm: 2 thìa oxy già và 1 thìa nước nước rửa chén. Hòa tan dung dịch trên và dùng bàn chải đánh răng chà vào vùng bẩn. Hoặc bạn có thể sử dụng dung dịch sinh học enzyme cleaner để loại bỏ các vết bẩn sinh học trên. Bạn chỉ cần xịt một ít dung dịch lên một chiếc khăn sạch, ấn nhẹ khăn lên vết bẩn giữ khoảng 15 phút. Sau đó lau lại bằng nước sạch là vết bẩn đã được loại bỏ. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng nước muối để khử khuẩn cho nệm.

Lưu ý, bạn không nên sử các chất tẩy rửa mạnh đối với nệm cao su vì nó sẽ làm mòn và làm giảm bộ bền của nệm.

Bước 4: Khử mùi hôi của nệm bằng baking soda lên nệm

Để khử mùi hôi của nệm, bạn hãy rắc baking soda thật nhiều vào nệm. Nếu bạn muốn nệm thơm hơn thì hãy xịt một ít tinh dầu vào baking soda trước khi rắc vào nệm. Bên cạnh đó phấn rôm cũng là một sự lựa chọn tốt cho việc khử mùi hôi của nệm.

Khử mùi hôi của nệm bằng baking soda lên nệm
Khử mùi hôi của nệm bằng baking soda lên nệm

Bước 5: Hút bụi nệm thêm một lần nữa

Sau khi rắc baking soda lên nệm khoảng 30 phút, bạn tiến hành hút hoặc lau hết baking soda ra khỏi nệm. Lúc này mùi hôi trên nệm sẽ được loại bỏ hoàn toàn.

Bước 6: Phơi nệm

Sau khi tiến hành hết các bước trên, bạn nên mang nệm đi phơi một thời gian để nệm bạn được khô ráo và thoáng mát. Tuy nhiên, tránh phơi nệm ở nhiệt độ quá cao đặc biệt là nệm cao su vì cao su không chịu được nhiệt độ cao. Nên phơi nệm trong bóng râm hoặc dùng quạt để hong khô. Lưu ý nên trở nệm thường xuyên để hai mặt đều khô ráo.

Phơi nệm
Phơi nệm

Bước 7: Trải lại ga giường

Trên đây là những bước vệ sinh nệm đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Hy vọng bạn có thể áp dụng với chiếc nệm nhà mình.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.


Chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm nệm cao su thiên nhiên, nhân tạo, nệm ép bông, PE… Các sản phẩm tại đây đều là các loại nệm chính hãng: Nệm Liên Á, Nệm Vạn Thành, Nệm Kim Cương, Nệm Kymdan,… Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và mua hàng với những ưu đãi tốt nhất nhé!

Xem thêm: các loại nệm chính hãng tại khonemtonghop.com

5/5 - (1 bình chọn)
Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi