Vải kaki, một chất liệu quen thuộc trong ngành thời trang và công nghiệp sản xuất, không chỉ nổi tiếng với sự bền bỉ mà còn với sự thoải mái khi mặc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu vải kaki là gì và khám phá tất tần tật các thông tin về vải kaki cùng với Kho Nệm Tổng Hợp nhé.

Vải kaki là gì?

Vải kaki có thể được dệt từ cotton 100% hoặc sợi cotton đan chéo với sợi tổng hợp. Với tính chất nổi bật bao gồm độ bền, sự mát mẻ, không nhăn và khả năng co giãn tốt, vải kaki thường có cấu trúc khá cứng và dày. Ngày nay, các nhà sản xuất vải thường tận dụng ưu điểm của vải kaki và kết hợp với các chất liệu tổng hợp khác nhằm cải thiện đặc tính, đa dạng sản phẩm hơn.

Vải kaki là gì?
Vải kaki là gì?

Nguồn gốc vải kaki

Theo nhiều tài liệu, vải kaki xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 19 do Harry Bernett Lumsden – một người thợ phụ trách trang phục cho quân đội Anh sáng chế. Trước đó, quân lính Anh phải mặc những bộ quân phục làm từ len, tuy nhiên, chất liệu này không chỉ nặng nề mà còn giữ nhiệt, khiến cho những người lính cảm thấy không thoải mái khi hoạt động. Để giải quyết vấn đề này, ông đã phát minh ra một loại chất liệu mới – mỏng nhẹ, thoải mái, và thoáng mát hơn so với vải len. Chính loại vải này đã được đặt tên là vải kaki.

Sự ấn tượng của chất liệu này đã nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới và trở thành một phần không thể thiếu trong ngành thời trang. Với nhiều mẫu mã đẹp mắt và ấn tượng, vải kaki không chỉ đáp ứng được nhu cầu thoải mái mà còn thỏa mãn sự yêu thích về thẩm mỹ của người tiêu dùng. 

Nguồn gốc lịch sử của chất liệu kaki
Nguồn gốc lịch sử của chất liệu kaki

Ưu nhược điểm của vải kaki

Ưu điểm

  • Độ bền: Vải kaki thường rất bền và chịu được sự mài mòn cao, làm cho quần áo và trang phục được làm từ vải này có tuổi thọ lâu dài.
  • Thoáng khí: Với khả năng thoáng khí tốt, vải kaki giúp duy trì sự mát mẻ và thoải mái cho người mặc, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng.
  • Dễ vệ sinh: Vải kaki thường dễ chăm sóc, có thể giặt máy và làm khô nhanh chóng mà không gây ra nhiều vấn đề.
  • Tính ứng dụng: Vải kaki có thể được sử dụng cho nhiều loại trang phục khác nhau, từ quần áo hàng ngày cho đến đồng phục công nghiệp và thậm chí là trong thời trang cao cấp.
  • Khả năng giữ màu tốt: Nếu được chăm sóc đúng cách, vải kaki giữ màu sắc tốt sau nhiều lần giặt, giúp quần áo và trang phục trông vẫn còn mới mẻ.
  • Thân thiện với môi trường: Nguyên liệu sử dụng để tạo ra vải kaki đều xuất phát từ thiên nhiên, đặc biệt là từ sợi bông, và chúng có khả năng phân hủy tự nhiên. Điều này không chỉ đảm bảo sự an toàn cho môi trường mà còn đặt ra một ấn tượng tích cực đối với sức khỏe của người dùng.
Ưu điểm của vải kaki có khả năng giữ màu tốt
Vải kaki có khả năng giữ màu tốt

Nhược điểm

  • Không thích hợp cho thiết kế phức tạp: Đa số các loại vải kaki có đặc tính cứng và ít co giãn, do đó, chúng không phù hợp cho các thiết kế yêu cầu nhiều chi tiết và đường may phức tạp. Thường được sử dụng chủ yếu để tạo ra những trang phục đơn giản và ứng dụng.
  • Giá thành tương đối cao: Vải kaki sử dụng chất liệu 100% cotton, điều này làm tăng chi phí sản xuất và làm cho giá thành của nó khá cao. Vì vậy, ngày nay, nhiều nhà sản xuất đã quyết định kết hợp nhiều loại sợi tổng hợp khác nhau vào vải kaki không chỉ để cải thiện chất lượng sản phẩm mà còn để giảm chi phí, đưa giá thành của loại vải này xuống mức hợp lý hơn.
Nhược điểm của Vải kaki có bề mặt tương đối cứng, ít co giãn
Vải kaki có bề mặt tương đối cứng, ít co giãn

Các loại vải kaki phổ biến hiện nay

Vải kaki cotton 

Vải kaki cotton là loại vải kaki được dệt từ 100% sợi cotton, chỉ sử dụng chất liệu tự nhiên từ sợi bông. Với đặc tính mát mẻ và khả năng thấm hút mồ hôi tốt, vải kaki cotton rất phù hợp với thời tiết mùa hè. Điều này làm cho loại vải này trở thành lựa chọn được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Vải kaki cotton
Vải kaki cotton

Vải kaki không thun

Với vải kaki không thun, vải bố được pha thêm vào nên chúng có đặc tính khá cứng và ít co giãn hơn vải thông thường. Do đó, loại vải này chủ yếu được ưa chuộng trong việc sản xuất trang phục nam giới. Đặc biệt, vải kaki không thun rất thích hợp để may các loại quần âu cho nam, không chỉ làm nổi bật sự thanh lịch mà còn tạo nên cảm giác gọn gàng và mạnh mẽ cho phong cách nam tính.

Vải kaki không thun thường được may trang phục nam giới
Vải kaki không thun thường được may trang phục nam giới

Vải kaki thun

Vải kaki thun là vải kaki được pha thêm thành phần sợi spandex nhất định để tạo độ co giãn và thoải mái. Loại vải này có độ dày nhất định nhưng khi mặc vẫn có độ thoải mái. Vì thế sản phẩm này thường đường ứng dụng để may đồng phục học sinh.

Vải kaki polyester

Vải kaki polyester là một loại vải xuất phát từ sợi tổng hợp, đặc trưng bởi thành phần chủ yếu là Ethylene, một chất thường xuất hiện trong ngành khai thác dầu mỏ. Những đặc tính nổi bật của vải kaki polyester bao gồm khả năng hút ẩm cực thấp, khả năng chống cháy, và không co giãn khi giặt. Chất liệu này thường được dùng để may tạp dề, balo, mũ nón, áo khoác, bạt lều,…

Vải kaki polyester
Vải kaki polyester

Ứng dụng đa dạng của vải kaki trong đời sống ngày nay

Với những ưu điểm của mình, vải kaki thường được sử dụng để làm quần áo, đặc biệt là quần dài và áo sơ mi, cũng như trong việc sản xuất đồng phục công nghiệp. Vải kaki cotton  được đánh giá cao về sự tôn dáng, tạo nên một phong cách lịch sự, gọn gàng và chững chạc, điều này đã thu hút sự ưa chuộng từ người dùng.Bên cạnh đó, chất liệu này còn được dùng để may balo, đồ bảo hộ, tạp dề,…. 

Không chỉ vậy, vải kaki cũng được ứng dụng trong việc may chăn gối. Theo cảm nhận của người tiêu dùng thì sản phẩm chăn gối làm từ vải kaki thường ít nhăn, dễ vệ sinh. Đặc biệt, nếu xét về mặt an toàn khi sử dụng, vải kaki thường được coi là có ưu thế hơn so với nhiều loại vải khác trên thị trường hiện nay.

Ứng dụng vải kaki làm chăn gă gối
Ứng dụng vải kaki làm chăn gă gối

Làm thế nào để bảo quản vải kaki đúng cách?

Cách giăt vải kaki đúng cách

Với những chất vải kaki có màu sáng như kem, trắng và vàng cát, mặc dù ít bị phai màu nhưng lại dễ bám bẩn. Để giữ chúng luôn sáng mới, nên giặt bằng nước lạnh để bảo tồn màu sắc và tăng độ bền của chất vải. Khi bị bẩn, nấm mốc có thể được loại bỏ bằng cách sử dụng giấm. Bạn có thể bôi giấm lên vết bẩn, ngâm khoảng 1-2 giờ, sau đó giặt sạch bằng nước.

Với vải kaki có màu đậm như tím than, đen, xanh đậm,…, có khả năng bị phai màu. Trong quá trình giặt, hãy ngâm quần kaki trong nước muối vài giờ rồi giặt lại bằng nước sạch để giảm thiểu sự phai màu. Sau khi giặt, bạn cũng có thể thêm 2 chén (khoảng 500 ml) trà đen hoặc cà phê vào nước xả cuối cùng để tăng cường màu sắc tổng thể cho chiếc quần. Đương nhiên, nên giữ nước giặt ở nhiệt độ lạnh.

Phơi vải kaki đúng cách

Hãy phơi sản phẩm vải kaki ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để ngăn chặn sự phai màu. Đảm bảo rằng kaki đã khô hoàn toàn trước khi cất để tránh tình trạng ẩm và nấm mốc.

Cách bảo quản vải kaki chuẩn đúng cách

Để bảo quản vải kaki hãy đặt sản phẩm ở những nơi thoáng mát, tối và khô vừa đủ, tránh nơi ẩm ướt để hạn chế sinh nấm mốc. Một vài viên hút ẩm và băng phiến đuổi con trùng sẽ giúp bảo quản tốt hơn. Tuyệt đối không sử dụng túi nhựa vì chúng sẽ khiến vải kaki sẽ dễ bị phai màu.

Bảo quản vải kaki đúng cách
Bảo quản vải kaki đúng cách

Một số thắc mắc về chất liệu kaki

  • Vải kaki có nóng không?

Nhiều người nghĩ rằng vải kaki dày nên sẽ tạo cảm giác nóng, tuy nhiên, thực tế lại không như vậy. Nhờ thành phần chủ yếu là cotton, vải kaki có khả năng thấm mồ hôi và thoáng khí. Điều này giúp khi mặc, vải kaki mang lại cảm giác thoải mái, mát mẻ.

  • Cách làm mềm vải kaki nhanh:

Trang phục làm từ vải kaki có thể trở nên cứng và thô sau một thời gian sử dụng. Để làm cho chúng trở nên mềm mại hơn, bạn có thể sử dụng nước xả vải để làm mềm vải cũng như giúp vải thơm tho hơn.

Trên đây, Khonemtonghop.com đã tổng hợp thông tin vải kaki là gì và những thông tin liên quan về vải kaki. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát hơn vải kaki. Thông qua đó có những sự lựa chọn phù hợp, cũng như biết cách để bảo quản sản phẩm làm từ vải kaki tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi