Trong quá trình sử dụng, bạn sẽ không tránh khỏi trường hợp chiếc nệm nhà mình bị ướt do vô tình đổ nước lên hoặc em bé tè dầm. Khi gặp phải tình huống này, một số người có xu hướng mang nệm ra nắng phơi, tuy nhiên đây chưa phải là cách xử lý tối ưu. 

Vậy làm thế nào để để xử lý các loại nệm bị ướt đúng cách mà không làm hỏng hay mất vẻ thẩm mỹ của nệm. Hãy cùng Kho Nệm Tổng Hợp tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Cách Xử Lý Các Loại Nệm Khi Bị Ướt
Cách Xử Lý Các Loại Nệm Khi Bị Ướt

1. Cách xử lý các loại nệm bị ướt hiệu quả nhất hiện nay.

1.1. Cách xử lý nệm lò xo khi bị ướt

Đầu tiên bạn nên tháo ga nệm ra giặt riêng. Đối với các vết bẩn do nước tiểu hoặc nước có màu bạn nên lau sạch bằng nước lọc trước. Sau đó bạn dùng baking soda pha loãng phun đều lên các vị trí bị ướt và bẩn của nệm. Nên lưu ý là phun đều và vừa đủ lên các vị trí bị ướt, tránh phun quá nhiều. Bạn đợi khoảng 25 đến 30 phút cho nước baking soda thấm vào nệm và hút ẩm cũng như khử các mùi hôi từ nệm. Cuối cùng bạn dùng máy hút bụi để làm khô nệm. 

Baking soda có tác dụng hút ẩm và khử mùi hôi rất hiệu quả, vì vậy nó là sự lựa chọn hàng đầu cho việc xử lý nệm bẩn và ướt.

Cách xử lý nệm lò xo khi bị ướt
Cách xử lý nệm lò xo khi bị ướt

Xem thêm: Các loại nệm lò xo chính hãng giá tốt

1.2. Cách xử lý nệm cao su khi bị ướt

Đối với nệm cao su, khi bị ướt nước sẽ không thấm sâu như nệm lò xo nêm cách xử lý sẽ đơn giản hơn. Tương tự như nệm lò xo bạn cần tháo lớp bọc nệm ra trước, dùng khăn sạch lau đi vết nước. Sau đó bạn dùng phấn rôm rắc lên vùng bị ướt để tránh làm nệm bị bẩn. Có thể để nệm khô tự nhiên hoặc phơi nệm ở nơi thoáng mát. Nếu bạn không thể di chuyển được nệm thì có thể dùng quạt để sấy khô. Lưu ý, bạn tuyệt đối không được dùng máy sấy, bàn là để làm khô nệm đồng thời bạn cũng không nên phơi nệm dưới nắng gắt. Vì nệm cao su dù là tự nhiên hay nhân tạo đều rất dễ nóng chảy và hư hỏng nếu tiếp xúc với nguồn nhiệt lớn. 

Cách xử lý nệm cao su khi bị ướt
Cách xử lý nệm cao su khi bị ướt

Xem thêm: Các loại nệm cao su chính hãng, chất lượng tốt

1.3. Cách xử lý nệm bông ép / PE khi bị ướt

Trong tất cả các loại nệm thì nệm bông ép có khả năng thấm hút nước kém nhất, nên cũng là loại nệm dễ xử lý nhất khi bị ướt. Giống như các loại nệm khác, khi nệm bị ướt ta nên nhanh chóng tháo áo nệm ra trước. Dùng khăn khô ấn mạnh xuống vùng bị ướt để hút hết nước. Mặc dù thấm hút kém nhưng ta nên xử lý chỗ ướt càng nhanh càng tốt vì để càng lâu nước thấm càng sâu hơn và việc làm khô nệm sẽ mất thời gian hơn. Sau khi lau nệm xong, mang nệm đi phơi hoặc có thể hong khô bằng quạt.

Cách xử lý nệm bông ép / PE khi bị ướt
Cách xử lý nệm bông ép / PE khi bị ướt

Lưu ý: không phơi nệm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Vì nệm bông ép hay nệm PE được cấu tạo từ những hạt nhựa tổng hợp nên khi tiếp xúc với nhiệt độ cao cũng sẽ bị tan chảy. 

Trong trường hợp nệm bị làm ướt hoặc bị làm bẩn bởi chất lỏng có mùi thì baking soda chính là gợi ý cho bạn. Sau khi dùng khăn lau sạch nước bạn có thể rắc một ít bột baking soda để loại bỏ mùi hôi trên nệm. Sau đó hút sạch và hong khô nệm. 

2. Sử dụng topper (tấm bảo vệ nệm) giúp nệm không bị ướt

Trên thực tế, khi một chiếc nệm bị ướt, chúng ta cần rất nhiều thời gian để xử lý, thậm chí là có thể thay luôn chiếc nệm nếu nệm bị ướt nặng bởi những chất lỏng nặng mùi. Do đó bạn có thể cân nhắc đến việc dùng thêm một tấm bảo vệ nệm trải lên trên chiếc nệm. 

Tấm bảo vệ nệm hay còn goi là topper có tác dụng ngăn chặn các chất lỏng thấm xuống nệm. Nếu vô tình chúng ta có làm ướt hay đổ nước lên topper thì nó vẫn dễ vệ sinh hơn là xử lý một chiếc nệm ướt. Ngoài ra một tấm topper nệm giúp cho bạn ngủ ngon hơn do cảm giác êm ái, mềm mại bồng bềnh mà tấm topper mang lại.

Dùng 1 tấm topper lót lên trên bề mặt nệm
Dùng 1 tấm topper lót lên trên bề mặt nệm

Trên đây là các mẹo xử lý các loại nệm khi bị ướt hiệu quả nhất hiện nay mà KNTH muốn gửi đến bạn. Hy vọng bạn có thể áp dụng cho nệm nhà mình.

Đánh giá ngay
Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay cho chúng tôi