Vải gấm được xem là sự giao thoa giữa nét truyền thống và hiện đại, tạo sức hút khó cưỡng, nhờ quá trình dệt vải công phu, tỉ mỉ. Vải toát lên nét đẹp cổ điển, quyến rũ, mang đậm nét lịch lãm, hiện đại.
Sự xuất hiện của chất liệu vải gấm trong quá trình sản xuất nệm tạo ra những bộ chăn ga gối nệm vừa thời thượng, vừa sang trọng. Hiện nay, đồ dùng từ vải gấm đang được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là phụ nữ.
Vậy vải gấm là gì? Loại vải này sở hữu những ưu điểm gì và ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Kho Nệm Tổng Hợp tìm hiểu nhé!
Vải gấm là gì?
Vải gấm là chất liệu có nguồn gốc từ tự nhiên, được dệt từ những sợi tơ tằm, mang đậm phong cách truyền thống của người Việt Nam. Đây được xem là chất liệu xa xỉ, được giới quý tộc ưa chuộng sử dụng từ xưa đến nay.
Vật dụng làm từ chất liệu vải gấm thường sở hữu những họa tiết, hoa văn tinh tế, đẹp mắt, được dệt trực tiếp lên bề mặt vải.
Đây được xem là chất liệu vải thượng hạng, ứng dụng những kỹ thuật dệt tinh xảo, phức tạp nhất trong số những phương pháp dệt lụa tơ tằm.
Vải gấm có những màu sắc bắt mắt, hoa văn cầu kỳ, mang lại cảm giác mềm mịn và mượt mà khi sờ vào. Bề mặt vải láng bóng, có độ óng ánh tự nhiên nên được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
Xem thêm: Vải nhung là gì?
Đặc tính của vải gấm
Màu sắc sang trọng, đa dạng
Đây là đặc tính nổi bật đầu tiên phải kể đến của vải gấm. Sự kết hợp của nhiều hoa văn, màu sắc khác nhau đã tạo nên tấm vải tinh tế, độc đáo. Đặc biệt, chất liệu vải gấm còn có khả năng bắt sáng rất tốt nên tạo ảnh hưởng tích cực đến thị giác của người nhìn.
Vải gấm trước khi dệt sẽ được nhuộm màu trước. Do vậy, trong quá trình dệt dù dệt sợi ngang hay sợi dọc thì màu sắc của vải cũng sẽ không thay đổi, mang lại cảm giác hài hòa, tinh tế.
Hoa văn tinh tế
Hoa văn trên bề mặt vải gấm được tạo nên từ sự pha trộn của yếu tố truyền thống và hiện đại, kết hợp cùng phong cách sắp xếp bố cục cân xứng, khoa học, không gây rườm rà, rối mắt nên mang lại vẻ phóng khoáng, sang trọng.
Để tạo ra những hoa văn, họa tiết trang trí sống động, ấn tượng trên tấm vải, người thợ cần phải sở hữu bàn tay khéo léo và vô cùng chuyên nghiệp.
Độ bền cao
So với những chất liệu vải khác, vải gấm được đánh giá có độ dày dặn hơn. Vải còn tạo nên từ sợi tơ tằm có nguồn gốc tự nhiên nên vô cùng bền bỉ.
Ngoài độ bền bỉ theo thời gian sử dụng, vải gấm còn vô cùng dẻo dai và bền màu, khó bị phai màu dưới tác động của nhiệt độ, thời tiết,…
Các loại vải gấm trên thị trường hiện nay
Vải gấm hoa nổi
Đây là loại vải gấm được thêu nổi họa tiết trên bề mặt vải. Vải gấm hoa nổi có tính thẩm mỹ cao, mang nét nghệ thuật độc đáo.
Loại vải này sở hữu những đặc tính như chất vải bền đẹp, bề mặt vải sang trọng, sở hữu những họa tiết tinh tế, sang trọng.
Vải gấm trơn
Đây là chất liệu vải gấm truyền thống, được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Loại vải này có đặc tính mềm mịn, bề mặt trơn nhẵn và có độ bền cao.
Tuy bề mặt vải trơn mịn, có phần đơn điệu, nhưng vải vẫn toát lên nét óng ả, đơn giản mà vẫn vô cùng tinh tế.
Vải gấm cứng
Vải gấm cứng có độ rũ thấp, sở hữu form cứng cáp. Quá trình sản xuất nệm khá đơn giản so với chất liệu vải gấm trơn. Tuy nhiên, loại vải này không điệu đà và thướt tha bằng loại vải gấm trơn.
Vải gấm trắng
Vải gấm trắng có màu trắng kết hợp cùng chất liệu thướt tha, óng ả, được đánh giá là vật liệu thuần khiết và sang trọng nhất.
Ưu điểm và nhược điểm của vải gấm
Vải gấm là gì đã được chúng tôi giải đáp qua những thông tin trên. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo những ưu và nhược điểm của vải gấm nhé!
Ưu điểm
- Tuổi thọ lâu bền: vải gấm có độ dày dặn, vô cùng bền bỉ, không bị phai màu sau thời gian dài sử dụng.
- Tính thẩm mỹ cao: bề mặt vải gấm vô cùng bóng mịn, khó bị phai màu nên có tính thẩm mỹ cao và giữ được nét đẹp lâu dài.
- Màu sắc phong phú: tuy là vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, nhưng vải gấm vẫn có sự phong phú về màu sắc. Đặc biệt, chất liệu vải gấm còn có khả năng bắt sáng tốt, nên góp phần. Đây chính là lý do các vật dụng làm từ vải gấm luôn tỏa sáng.
- Hoa văn tinh xảo: đây chính là điểm ấn tượng và nổi bật nhất của vải gấm. Qua những đôi bàn tay tài hoa, khéo léo của các nghệ nhân, hoa văn trên vải sẽ hiện lên cân đối, mang lại tính thẩm mỹ cao.
- Chất liệu vải tự nhiên, thân thiện với môi trường: vải được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên, cùng quá trình gia công thủ công, nên rất thân thiện với môi trường. Đặc tính này còn mang lại sự an toàn, không gây kích ứng da người dùng.
Nhược điểm
Vải gấm dễ bị thấm nước, nhưng phơi khô khá lâu. Điều này sẽ gây ra không ít khó khăn cho quá trình vệ sinh, làm sạch vải. Hơn nữa, nếu phơi vải ở những nơi thiếu nắng hay thời tiết âm u sẽ tạo mùi hôi khó chịu.
Dễ bị bám bẩn, nếu để vải bị dính bẩn hay bị một số chất tẩy rửa bám vào sẽ rất khó làm sạch hoàn toàn, làm ảnh hưởng đến chất lượng và thẩm mỹ của vải.
Ứng dụng của vải gấm trong thực tế
- Vải gấm dùng trong lĩnh vực thời trang: chất liệu vải gấm được xem là “nàng thơ” tạo nên những trang phục mang đậm nét truyền thống như áo dài, hay những trang phục mang hơi hướng cổ điển, hiện đại,…
- Vải gấm sử dụng trong lĩnh vực sản xuất nệm: nệm được may từ vải gấm sẽ mang đến cho phòng ngủ nét sang trọng và vô cùng bắt mắt. Hơn nữa, giấc ngủ của bạn cũng sẽ được cải thiện và chăm sóc tốt hơn. Do vậy, vải gấm ngày càng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất nệm nói riêng và chăn ga gối nệm nói chung.
- Vải gấm dùng trong lĩnh vực sản xuất đồ dùng mỹ nghệ: đây không chỉ là những món đồ đơn thuần,, mà nó còn góp phần quảng bá văn hóa, vẻ đẹp đơn sơ của nước ta đến bạn bè quốc tế. Đồ dùng mỹ nghệ chính là nét đẹp tinh thần không thể chối bỏ. Mặc dù trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vải gấm, song chất liệu vải gấm thủ công ở nước ta vẫn được nhiều du khách ưa chuộng.
Vệ sinh vải gấm đúng cách
Để đảm bảo chất lượng và tuổi thọ vải, cũng như giữ màu sắc luôn bền đẹp, bạn cần phải bảo quản và vệ sinh vải gấm đúng cách. Cụ thể:
- Không nên giặt vải bằng máy, nên ưu tiên giặt tay để giữ được độ bền cho vải.
- Nên dùng những chất tẩy rửa nhẹ từ nguồn gốc thiên nhiên hoặc sử dụng xà phòng trung tính, dịu nhẹ. Tuyệt đối không sử dụng các chất tẩy rửa hóa học vì sẽ gây hại cho chất lượng sản phẩm.
- Cần điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp trong quá trình giặt, nên tránh tình trạng vải bị co rút hoặc mất đi độ bóng khi sử dụng nước quá nóng.
- Nên phơi vải ở những khu vực thông thoáng, tránh những khu vực âm u
- Khi phơi nên lộn mặt trong của vải ra để đảm bảo độ bền màu
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi vải gấm là gì? Cũng như có thêm những thông tin hữu ích về chất liệu vải gấm nhé!