Chuyện gì xảy ra nếu không vệ sinh nệm?
Chuyện gì xảy ra nếu không vệ sinh nệm ngủ thường xuyên? Nếu ⅓ của cuộc đời đều gắn bó với những giấc ngủ thì liệu chúng ta có còn “lười” vệ sinh nệm sau khi biết được những tai hại từ một chiếc nệm bẩn?
Không vệ sinh nệm thường xuyên sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào
Giấc ngủ đóng vai trò điều hòa lại năng lượng, giúp chúng ta hoàn toàn thư thái và giải tỏa mọi áp lực, muộn phiền sau khi “bôn ba ngoài xã hội”. Để một giấc ngủ được ngon lành và tròn giấc, một chiếc gối êm, nệm sạch là vật dụng cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên, chuyện gì xảy ra nếu không vệ sinh nệm sạch sẽ? Câu trả lời đó là:
Nệm ố vàng, mùi hôi
Câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi “Chuyện gì xảy ra nếu không vệ sinh nệm thường xuyên?” đó là: Nệm bị ố vàng, bám bẩn và có mùi khó chịu.
Được làm từ các chất liệu nỉ, cao su, vải, bông, mút,…nên nệm khá êm ái, tạo cảm giác dễ chịu khi ngủ. Tuy nhiên, nhược điểm là nệm dễ dính bẩn, lâu dần tạo thành các vệt ố vàng “xấu xí” làm mất đi vẻ đẹp của căn phòng. Hơn nữa, các vết bẩn “cực kỳ lì đòn” nên rất khó làm sạch nệm.
Ngoài ra, nệm còn dễ tích tụ mùi mồ hôi, đồ ăn, bùn đất,…từ quần áo. Càng lâu ngày, các mùi này càng tồn động và khiến nệm bốc lên một mùi hôi cực kỳ khó chịu, làm ảnh hướng đến giấc ngủ của chúng ta.
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Rệp giường
Rệp giường tuy nhỏ nhưng nếu bị chúng cắn phải thì ngứa ngáy vô cùng và còn để lại những vết đỏ nổi trên da. Do đó, những con rệp giường tưởng nhỏ nhưng vỏ lại cao trở thành nỗi ám ảnh cho chúng ta. Thử tưởng tượng mỗi khi đang “thiu thiu” thì bị cắn một phát, sẽ khiến chúng ta không tài nào ngủ được một giấc ngon lành được đúng không?
Tuy nhiên, chúng chỉ xuất hiện trên những chiếc nệm cũ, ẩm mốc và có mùi khó chịu mà thôi. Do đó, nếu chúng ta vệ sinh nệm sạch sẽ và thường xuyên thì sẽ không còn phải lo lắng về những con côn trùng bé nhỏ này nữa.
Nấm mốc
Nệm cũ không những là nơi trú ngụ lý tưởng cho những con rệp giường mà còn là môi trường phù hợp cho sự sinh sôi và nảy nở của vi khuẩn, nấm mốc. Người ta đã tìm thấy rất nhiều mầm bệnh gây nhiễm trùng nghiêm trọng và chúng ẩn sâu dưới những tấm nệm không được vệ sinh sạch sẽ.
Viêm phế quản
Nếu hỏi chuyện gì xảy ra nếu không vệ sinh nệm thường xuyên thì Kho nệm tổng hợp xin trả lời rằng: Tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và viêm phế quản. Đây là hai căn bệnh do chúng ta hít thở bầu không khí đầy bụi bẩn trong một thời gian dài. Do đó, nằm trên một một tấm nệm dơ bẩn, chứa nhiều vi khuẩn, nấm mốc, bụi mịn…sẽ gây hại nghiêm trọng đến hệ hô hấp của chúng ta.
Tốn chi phí đổi/mua nệm mới
Việc vệ sinh nệm không chỉ có tác dụng làm sạch và loại bỏ bụi bẩn, đem lại hương thơm ngát mà còn giúp chiếc nệm được “sống” lâu hơn. Nhờ vậy, giúp chúng ta tránh được tình trạng “đốt” quá nhiều tiền vào việc mua nệm mới.
Hướng dẫn cách vệ sinh nệm tại nhà đơn giản
Tháo bỏ drap, nệm ra khỏi giường
- Bước 1: Bỏ chăn, gối, gấu bông, đồ chơi…ra khỏi giường để dễ dàng vệ sinh nệm.
- Bước 2: Tháo bỏ các vỏ gối, bọc chăn, ga nệm để đem đi giặt.
- Bước 3: Tiến hành giặt ga giường, vỏ gối,…bằng nước ấm và nên để máy giặt ở chế độ sấy để có thể tiêu diệt được bụi bẩn, nấm mốc.
Làm sạch và khử mùi nệm
- Bước 1: Hút bụi vì nệm sử dụng lâu ngày sẽ tích một lượng bụi khá lớn. Dùng máy hút bụi có vòi hút dài để có thể loại bỏ tóc, mảnh vụn,…ra khỏi nệm.
- Bước 2: Lau vết nước đổ bằng một chiếc khăn được thấm nước và chà nhẹ lên vệt nước đang “bám dính không tha” cho chiếc nệm.
- Bước 3: Dọn sạch vết bẩn trên nệm với dung dịch vệ sinh có công dụng loại bỏ vết bẩn. Có thể dùng bàn chải để chà lên các vết ố rồi lau lại bằng chiếc khăn sạch.
- Bước 4: Xử lý vết bẩn sinh học bằng dung dịch làm sạch từ enzyme. Tiến hành phun một lượng vừa đủ dung dịch enzyme lên vết bẩn. Đặt khăn lên vết bẩn vừa được xịt dung dịch và chờ trong 15 phút. Sau đó, vết bẩn sẽ dễ dàng được lau đi.
- Bước 5: Sử dụng baking soda để khử mùi hôi.
- Bước 6: Tiếp tục hút bụi cho nệm thêm một lần nữa. Sau khi sử dụng baking soda 30 phút, chúng ta hút hết chỗ baking soda còn sót ra khỏi nệm. Lực hút của máy hút bụi sẽ giúp quá trình khử mùi hôi thêm hiệu quả.
- Bước 7: Phơi nệm ở nơi thoáng khí. Nên đặt nệm tại nơi đón nhiều ánh nắng mặt trời để có thể diệt khuẩn và nấm mốc nhanh hơn.
Bọc lại nệm sau khi giặt
Bước 1: Lật nệm lại và sử dụng chiều ngược để giúp độ lún của bề mặt nệm đều hơn. Định kỳ 3 – 6 tháng thì chúng ta nên xoay nệm 1 lần.
Bước 2: Bọc lớp ga bảo vệ nệm để tránh tình trạng ướt, bụi bẩn tích tụ.
Bước 3: Trải lại giường ngủ. Lồng vỏ vào gối và sắp xếp đồ chơi, gấu bông lên lại giường.
Ưu đãi dịch vụ vệ sinh nệm tại nhà
Hiện tại, Kho nệm tổng hợp đang diễn ra chương trình Trao tặng ưu đãi giảm giá 30% dịch vụ vệ sinh nệm tại nhà dành cho khách hàng nào quan tâm và sử dụng sản phẩm của chúng tôi. Duy nhất trong ngày hôm nay!
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0934 01 02 99
- Email: info.khonemtonghop@gmail.com
- Fanpage: facebook.com/khonemtonghopcomp
- Hệ thống cửa hàng: https://khonemtonghop.com/cua-hang/