Nệm cao su của nhà bạn sau một thời gian dài sử dụng có mùi hôi khó chịu. Và cũng có một số chỗ bị bẩn nhưng chi phí vệ sinh định kỳ lại khá cao. Hãy theo dõi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách vệ sinh nệm cao su đơn giản tại nhà. Cùng với một số lưu ý khi vệ sinh nệm cao su.
Tại sao cần phải vệ sinh nệm cao su?
Một chiếc nệm bẩn sẽ có rất nhiều nguy hại đến cho người dùng. Cơ thể là nơi tiếp xúc với nệm nhiều nhất. Việc nằm ngủ trên chiếc nệm hàng ngày chứa hàng đống vi khuẩn, bụi bẩn hoặc các vết bẩn cứng đầu. Có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và điều này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Biết cách vệ sinh nệm cao su không chỉ giúp người dùng loại bỏ triệt để các loại bụi bẩn. Mà còn vệ sinh được không gian và tính thẩm mỹ cho căn phòng ngủ. Các loại ký sinh trùng như mạc bụi, mối mọt, nấm mốc được loại bỏ. Nhờ đó không khí trong căn phòng cũng được cải thiện đáng kể. Mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu trong phòng ngủ và giấc ngủ cũng sẽ ngon giấc hơn.
Ngoài ra, nếu bạn biết cách vệ sinh nệm cao su đúng thì tuổi thọ của nệm cao su cũng được kéo dài hơn. Sau khi vệ sinh nệm cao su cũng không khiến nệm bị cứng hay giảm độ đàn hồi.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Bao Lâu Rồi Bạn Chưa Vệ Sinh Chăn Ga Gối Nệm
Tác Hại Của Việc Nằm Nệm Bẩn – Cách Vệ Sinh Nệm Đơn Giản
Các bước thực hiện vệ sinh nệm cao su nhanh và đơn giản nhất
Cao su về bản chất là một vật liệu rất dễ bị thay đổi thành phần do ảnh hưởng của môi trường như nhiệt độ, ánh sáng và hóa chất công nghiệp. Do đó, khi vệ sinh nệm cao su, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc sau để nệm luôn bền đẹp.
Bước 1: Nếu bạn đã sử dụng nệm cao su trong thời gian dài (trên 6 tháng) và bề mặt nệm có nhiều bụi bẩn, hãy vệ sinh nệm bằng máy hút bụi công suất mạnh và công nghệ lọc tiên tiến. Cần vệ sinh sạch sẽ. . . Đầu tiên bạn phải tháo toàn bộ vải bọc ra và cho vào máy giặt để làm sạch trước.
Khi hút bụi, hãy di chuyển toàn bộ khu vực, đặc biệt là những góc hạn chế. Điều này là do nó có thể là nơi sinh sản của rệp. Rệp thích bóng tối và “món ăn” yêu thích của chúng là da chết bong ra của cơ thể con người trong giấc ngủ. Đây là bước quan trọng nhất trước khi vệ sinh nệm cao su mà bạn không nên bỏ qua.
Bước 2: Vệ sinh nệm cao su bằng chất tẩy rửa tự nhiên
Trên thực tế, nệm có thể được giặt bằng chất tẩy rửa thông thường. Tuy nhiên, đối với những vết bẩn cứng đầu, các biện pháp khắc phục này chỉ nên được sử dụng trên diện tích nhỏ. Đơn giản chỉ cần pha loãng các chất tẩy rửa này với nước. Dùng khăn thấm nước, vắt kiệt nước sau đó lau sạch và ấn cho đến khi vết bẩn biến mất.
Ngoài ra, không sử dụng chất tẩy rửa mạnh trên nệm cao su của bạn. Điều này làm cho nệm kém bền hơn và phá hủy cấu trúc đàn hồi của mủ cao su. Chúng tôi khuyên bạn nên giặt nệm bằng chất tẩy rửa tự nhiên như muối nở, cồn, xịt muối và phấn rôm trẻ em.
Baking soda: Baking soda là một cách tiện lợi và rẻ tiền để giặt nệm của bạn. Baking soda hấp thụ độ ẩm và giết chết rệp. Bạn có thể sử dụng dung dịch baking soda pha loãng hoặc bột baking soda.
Đầu tiên, rắc dung dịch baking soda hoặc bột lên bề mặt nệm. Sau đó đợi khoảng 30 phút để bột phát huy tác dụng và làm sạch bề mặt nệm và lau khô. Cuối cùng dùng máy hút bụi hoặc khăn lau sạch lại một lần nữa.
Thuốc muối: Cũng giống như baking soda, thuốc muối có khả năng hút ẩm và diệt khuẩn rất tốt. Cách vệ sinh nệm bằng thuốc muối cũng tương tự như cách giặt nệm bằng baking soda, bạn hãy rắc muối lên bề mặt đệm và để muối phát huy tác dụng . Sau đó dùng máy hút bụi hoặc khăn lau sạch lại.
Ngoài ra, thuốc muối còn có tác dụng trị các vết đái dầm cho bé. Trộn lọ muối với giấm. Nếu bé vừa tè ra đệm, bạn cần thấm hết chất lỏng rồi rắc lượng nước muối vừa đủ lên khu vực đệm bị bé tè. Sau đó đợi chục phút và lau lại bằng khăn sạch. Đảm bảo mùi hôi sẽ biến mất nhanh chóng. Thêm một chút tinh dầu vào nệm sẽ giúp căn phòng của bạn dễ chịu hơn.
Phấn rôm: Phấn rôm cũng là một vũ khí làm sạch nệm hiệu quả. Tương tự như 2 phương pháp trên, bạn rắc phấn rôm lên bề mặt đệm và đợi khoảng 30 phút để phấn rôm hút hết nấm mốc. . Không để đệm cao su tiếp xúc với nhiệt độ cao, vì cao su không chịu được nhiệt. Chúng tôi khuyên bạn nên phơi nệm trong bóng râm hoặc làm khô liên tục bằng quạt.
4 cách vệ sinh nệm cao su tại nhà đơn giản, dễ làm nhất
1. Cách vệ sinh nệm cao su đơn giản bằng máy hút bụi
Một chiếc nệm sạch sẽ khiến cho phòng ngủ của bạn tinh tươm, đẹp đẽ và gọn gàng. Nếu nệm của bạn chỉ đơn thuần là lâu ngày không vệ sinh có nhiều bụi bẩn. Mà không có những vết bẩn cứng đầu thì cách đơn giản nhất là dùng máy hút bụi.
Đầu tiên, bạn tháo bỏ tấm chăn trải giường và vỏ bọc nệm mang đi giặt sạch. Sau đó, dùng máy hút bụi để vệ sinh nệm. Di chuyển từ từ máy hút bụi đến khắp bề mặt nệm, cả phần hông của nệm cũng không được bỏ sót. Cách vệ sinh nệm cao su bằng này sẽ hút hết các bụi bẩn, vi khuẩn từ bên trong nệm ra.
2. Cách vệ sinh nệm cao su hiệu quả với baking soda
Với một chiếc nệm đã sử dụng khá lâu thì việc xuất hiện mùi khó chịu là điều khó tránh khỏi. Việc chiếc nệm có mùi hôi, nấm mốc sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp và cả giấc ngủ của bạn. Sử dụng baking soda có thể giúp bạn khử được các mùi hôi trong nệm, hút ẩm và xử lý các vết bẩn thông thường.
Trước hết, bạn hoà một ít baking soda vào một bát nước sau đó vẩy đều lên bề mặt nệm. Nếu vết bẩn do chất lỏng gây ra thì vẩy bột baking soda không pha loãng. Bạn đợi khoảng 25- 30 phút để bột phát huy công dụng. Bột sẽ hút hết nước, khử mùi và làm khô thoáng nệm. Sau đó bạn sử dụng máy hút bụi hoặc khăn để làm sạch bề mặt nệm. Bạn cũng có thể xịt thêm một chút tinh dầu hoặc nước hoa . Mùi hương dịu nhẹ mà bạn thích để chiếc nệm có mùi thơm dễ chịu.
3. Cách vệ sinh nệm cao su bằng bột giặt
Đối với những vết bẩn cứng đầu, khó làm sạch bằng cách thông thường thì dùng bột giặt là hiệu quả nhất. Nhưng nệm cao su kị nước, nếu bạn mang nệm đi giặt sẽ rất dễ khiến nệm bị hư hỏng, biến dạng. Nên đối với bột giặt để xử lý những vết ố vàng, vết nước ngọt, đồ ăn bám vào,… thì phải vệ sinh theo cách khác.
Bạn nên pha loãng một ít bột giặt với nước, sau đó dùng khăn thấm ít nước, rồi chà nhẹ nhàng lên bề mặt vết bẩn. Khi vết bẩn đã được loại bỏ thì dùng một chiếc khăn khô lau sạch bọt và nước. Sử dụng quạt để làm khô nệm hạc để khô tự nhiên. Lưu ý, không nên nằm lên nệm trong lúc nệm còn ướt, điều này sẽ làm giảm độ đàn hồi của nệm.
4. Cách vệ sinh nệm cao su nhanh nhất bằng phấn rôm
Phấn rôm cho em bé rất phổ biến trong các gia đình nội trợ. Phấn rôm cũng có thể vệ sinh nệm cao su một cách dễ dàng nếu không có baking soda. Đối với các vết bẩn mới làm bẩn trên bề mặt nệm, bạn xử lý vết bẩn sơ qua bằng khăn. Tiếp theo phủ phấn rôm lên chỗ bẩn, chờ khoảng 15 phút để phấn rôm hút hết ẩm, khử sạch mùi hôi. Sau đó lấy máy hút bụi để hút sạch phấn rôm và chất bẩn.
Những lưu ý khi vệ sinh nệm cao su tại nhà
- Nên thay thường xuyên, vỏ gối, bọc nệm, chăn ga 2 lần/tuần
- Không nên dùng máy sấy tóc để làm khô nệm. Không phơi nệm cao su dưới ánh nắng trực tiếp.
- Không dùng chất tẩy rửa quá mạnh để vệ sinh nệm cao su. Vì sẽ làm hỏng cấu trúc bề mặt nệm
- Không được nằm trên nệm khi còn ẩm ướt. Vì rất dễ sinh ra vi khuẩn, nấm mốc và làm giảm độ đàn hồi của nệm cao su.
- Luôn đặt nệm ở vị trí bằng phẳng, tránh tình trạng nhún nhảy trên nệm để không làm giảm độ đàn hồi của nệm cao su.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn một số cách để vệ sinh nệm cao su đơn giản nhưng hiệu quả tại nhà. Cùng một số lưu ý trong quá trình vệ sinh để đảm bảo tuổi thọ của nệm. Nếu bạn có thắc mắc cần tư vấn về nệm hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Xem thêm: Cách vệ sinh nệm lò xo