Graphene Foam một loại vật liệu mới, nhưng đã được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây. Với đặc tính siêu cứng, nhẹ và tính ứng dụng cao, vật liệu này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
Tuy nhiên, nhiều người dùng hiện nay vẫn chưa biết Graphene Foam là gì? Cũng như những ưu điểm và ứng dụng của Graphene Foam. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc chi tiết loại vật liệu tiện lợi này nhé!
1. Graphene Foam là gì?
Graphene Foam là vật liệu siêu mỏng, được chế tạo bằng cách sắp xếp các nguyên tử cacbon theo cấu trúc lục giác tuần hoàn, liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Đây được xem là một trong những nguyên liệu có độ cứng và nhẹ nhất, với độ dày chỉ khoảng 1 nguyên tử. Nhờ tính chất đặc biệt này, mút xốp Graphene rất được ưa chuộng sử dụng trong ngành sản xuất linh kiện điện tử, vật liệu y tế, dùng trong sản xuất gối,…
2. Đặc tính nổi bật của Graphene Foam
2.1. Graphene Foam có độ bền chắc
Graphene Foam có sức bền khoảng 42N/m. Theo một số nghiên cứu, độ bền bỉ của chất liệu này cao gấp 100 lần so với thép. Nhờ đó, vật liệu này mang đến nhiều lợi ích và được ứng dụng nhiều trong thực tiễn.
2.2. Graphene Foam dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
Ở dạng tinh khiết, chất liệu này có khả năng dẫn điện nhanh hơn tất cả các chất liệu khác. Trong điều kiện nhiệt độ thường, mút xốp Graphene cũng truyền tải điện năng tốt hơn so với đồng.
Bên cạnh đó, vật liệu còn có đặc tính dẫn nhiệt tốt, cho phép nhiệt đi qua và phát tán. Độ dẫn nhiệt của vật liệu cao hơn gấp 12 lần so với đồng.
2.3. Graphene Foam có trọng lượng siêu nhẹ
Trọng lượng của Graphene Foam là khoảng 0,77mg, tương đương với trọng lượng sợi tóc dài khoảng 1mm. Có thể thấy, vật liệu này không chỉ vô cùng bền bỉ mà còn siêu nhẹ, nên được nhiều người dùng ưa chuộng.
2.4. Chống lại sự ăn mòn axit
Chất liệu có khả năng kháng khuẩn tốt, không cho phép vi khuẩn phát triển trên bề mặt. Đồng thời, chúng còn chống lại sự ăn mòn của axit và những tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng đến chất lượng vật liệu.
=>> Xem thêm: PE Foam là gì?
3. Ứng dụng của Graphene Foam
3.1. Graphene Foam ứng dụng chế tạo cảm biến Graphene
Graphene Foam giúp ích rất lớn cho các nhà nghiên cứu trong việc nghiên cứu và chế tạo cảm biến sinh học và hóa học. Đặc tính siêu thấm của vật liệu với các phân tử nước sẽ dẫn đến tốc độ cảm biến chưa từng có.
Ngày nay, các nhà nghiên cứu cũng bắt đầu sử dụng mút xốp Graphene làm cảm biến khí và các cảm biến sinh học. Điều này sẽ hỗ trợ quá trình phát hiện bệnh nhanh chóng hơn.
3.2. Ứng dụng Graphene Foam trong sản xuất gối
Mút xốp Graphene có thể uốn cong thành nhiều dạng định hình, nên có thể sử dụng trong ngành sản xuất nệm gối.
Khi tiếp xúc với đầu và cổ (2 vùng nóng nhất trên cơ thể khi nằm), Graphene Foam trong ruột gối sẽ giúp nhiệt lượng tản đều ra hai bên, giữ cho cơ thể người nằm luôn mát mẻ, thoải mái.
Gối Graphene Foam có thể tự điều chỉnh để ôm theo đường cong tự nhiên của cổ. Ruột gối giúp giải tỏa áp lực, không gây tác động lực ngược lại lên cơ thể người nằm. Sự kết hợp của Foam cùng Graphene bền bỉ tạo nên chiếc gối với khả năng nâng đỡ tối ưu.
Ngoài ra, Memory Foam và Graphene Foam còn có thể kết hợp với nhau, thừa hưởng nhiều ưu điểm nổi trội. Điều này tạo nên mẫu gối có khả năng nâng đỡ tốt của Memory foam, hiệu quả tản nhiệt của mút xốp Graphene, vừa giữ cho gối không bị lún quá sâu khi nằm, giữ được độ cao tối ưu, vừa thoáng khí và mát mẻ dễ chịu.
3.3. Ứng dụng mút xốp Graphene trong lĩnh vực y học
Graphene Foam giúp cải thiện quá trình lưu thông thuốc. Nhờ đó, quá trình chẩn đoán bệnh, hoạt động của các tác nhân điều trị được thống nhất trong cùng hệ thống nano Graphene.
Các nhà nghiên cứu hiện nay cũng chế tạo ra các loại thuốc chống ung thư đến các tế bào ung thư. Họ cũng đang nghiên cứu để đưa Graphene sử dụng thay thế cho thuốc kháng sinh.
3.4. Ứng dụng Graphene Foam trong sản xuất khẩu trang
Một trong những ứng dụng tiêu biểu của mút xốp Graphene đó là sản xuất khẩu trang. Trong thời kỳ đại dịch COVID-19, khẩu trang đã trở thành vật bất ly thân của con người. Các nhà nghiên cứu đã sản xuất ra những chiếc khẩu trang bằng mút xốp Graphene với đặc tính kháng khuẩn vượt trội đến 80%. Con số này có thể tăng lên đến 99% khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong khoảng 10 phút.
Trên đây là những thông tin chi tiết về Graphene Foam, cũng như những ưu điểm và ứng dụng của loại vật liệu này. Có thể thấy, mút xốp Graphene thật sự là vật liệu hiện đại và đầy tiềm năng, được đánh giá cao về chất lượng và tính ứng dụng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về Graphene Foam. Nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào về vật liệu này, hãy liên hệ ngay với Kho Nệm Tổng Hợp để được tư vấn miễn phí nhé!
=>> Xem thêm: Memory Foam là gì?