Lụa Satin từ lâu đã trở thành chất liệu vải có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là may mặc và sản xuất chăn ga gối nệm. Với đặc điểm óng ả, mềm mịn, lụa Satin mang lại cảm giác vô cùng dễ chịu và đã nhanh chóng chinh phục được nhiều người dùng hiện nay.
Vậy lụa Satin là gì? Vải lụa Satin có ưu điểm và ứng dụng như thế nào? Để hiểu rõ hơn về lụa Satin, hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây của Kho Nệm Tổng Hợp nhé!
Lụa Satin là gì?
Lụa Satin là gì là thắc mắc của không ít người dùng hiện nay. Lụa Satin là “họ hàng” của loại vải lụa. Satin là tên gọi của phương pháp dệt vân đoạn, đảm bảo cấu trúc sợi vải dệt được chặt chẽ nhờ sự đan kết của những vợi vải ngang và dọc. Trước đây, lụa Satin thường làm từ sợi cotton, sợi tơ tằm. Với sự phát triển của khoa học, ngày nay, người ta dần bắt đầu sản xuất vải Sattin từ những loại sợi visco, sợi polyeste,…
Lụa Satin sở hữu bề mặt óng ánh tự nhiên, chất vải mịn màng và không bị bám bụi. Đây là một trong những loại vải có chất lượng tốt nhất thị trường hiện nay, nên được rất nhiều người dùng lựa chọn sử dụng.
Nguồn gốc của vải lụa Satin
Vào thời kỳ Phục Hưng, “satin” được gọi với cái tên “satun”, sau đó, người ta đổi sang “saeta” dùng để miêu tả vẻ sáng bóng và óng ánh của vải.
Kỹ thuật dệt lụa Satin đã bắt nguồn ở Trung Quốc từ khoảng hơn hai nghìn năm trước. Đây vốn là bí mật quý giá được người Trung Quốc cố gắng bảo vệ trong nhiều thế kỷ. Nhưng sau cùng, kỹ thuật dệt này đã bị “rò rỉ” sang nhiều quốc gia lân cận như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ và nhiều nước khá ở khu vực Nam Á.
Mãi đến thời đại Trung Cổ, vải Satin mới được sản xuất tại Châu Âu. Khi ấy, vì sự khan hiếm của lụa nên vải satin thành phẩm có mức giá siêu đắt đỏ. Tại Châu Âu thời kỳ này, lụa Satin chỉ được dùng để may những vật dụng tại nhà thờ và may trang phục cho tầng lớp thượng lưu.
Lụa Satin tiếp tục được sử dụng phổ biến và rất được ưa chuộng vào những năm 1970. Thời kỳ này, đồ corset satin trở thành xu hướng thời trang nổi bật được mọi tầng lớp xã hội ưa chuộng. Phong cách này đang dần được ưa chuộng trở lại trong những năm gần đây bởi sự ảnh hưởng của trào lưu retro (hoài cổ).
Các loại vải lụa Satin phổ biến
Vải Satin lụa
Satin lụa được dệt từ loại sợi tơ tằm thượng hạng, sở hữu độ óng ánh tự nhiên vô cùng đẹp mắt. Để có thể dệt được những tấm vải Satin lụa cao cấp nhất, người ta đã phải chắt lọc kỹ lưỡng từ những sợi tơ tằm mềm và mỏng nhất. Vì vậy, satin lụa luôn có giá thành đắt đỏ và thường dùng để may những trang phục cao cấp.
Vải Satin cotton
Ngoài sợi tơ tằm, ngày nay, vải Satin cũng được dệt bằng sợi bông cotton mịn. Bên cạnh mức giá thành phải chăng hơn so với Satin lụa, Satin cotton còn mang dáng vải đứng hơn và có độ bền cao hơn.
Vải Chiffon satin
Đây là loại vải được tạo thành từ sợi tổng hợp như poly, nylon và satin. Vải Chiffon satin có đặc tính mềm nhẹ, không bị nhăn, không bị co giãn và có thể nhìn xuyên thấu. Vì vậy, loại vải này thường dùng trong lĩnh vực sản xuất áo dài, nội y hay các loại váy đầm.
Ưu điểm và nhược điểm của lụa Satin
Sau khi đã hiểu rõ lụa Satin là gì?, hãy cùng tìm hiểu những ưu và nhược điểm của chất liệu vải này nhé!
Ưu điểm
- Thân thiện với làn da người dùng: lụa Satin các đặc tính mỏng, nhẹ và vô cùng mềm mại, do vậy, khi sờ vào vải sẽ cảm nhận được sự thoải mái, dễ chịu, thân thiện với cả những làn da nhạy cảm.
- Đa dạng hoa văn, màu sắc: chất liệu vải Satin ngày nay được dệt với nhiều màu sắc, tạo ra những hoa văn đẹp mắt, nhờ đó, đáp ứng tốt nhu cầu thẩm mỹ đa dạng của nhiều người dùng hiện nay.
- Tính ứng dụng cao: không chỉ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực thời trang, may mặc, lụa Satin còn có vai trò quan trọng đối với ngành sản xuất chăn ga gối nệm cao cấp.
- Đặc tính thấm hút mồ hôi tốt: là loại vải được dệt theo kỹ thuật vân đoạn, nên lụa Satin có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt, có khả năng tạo sự thoáng mát vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông lạnh giá.
- Ít bị nhăn: so với nhiều loại vải khác, lụa Satin có cấu trúc dày dặn và chặt chẽ hơn, nên giảm thiểu độ nhăn của vải. Do vậy, vật dụng từ vải lụa Satin có thể duy trì hình dáng tốt và ít bị nhăn khi sử dụng trong thời gian dài.
- Chất lượng bền bỉ: tuy có bề mặt mỏng và mềm mại, nhưng lụa Satin được đánh giá là loại vải có độ bền bỉ và tuổi thọ cao hơn nhiều loại vải khác, nên người dùng có thể an tâm sử dụng vải trong thời gian dài.
- Tính thẩm mỹ cao: với sự đa dạng về màu sắc, cùng những họa tiết đẹp mắt, lụa Satin có thể đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ khắt khe của thị trường thời trang. Bên cạnh đó, bề mặt vải Satin còn có độ căng bóng, mượt mà, tạo nên vẻ đẹp thu hút và sang trọng. Đây chính là lý do lụa Satin thường được sử dụng để may những trang phục và chăn ga gối nệm cao cấp.
Nhược điểm
Cũng vì sở hữu bề mặt bóng mượt, trơn nhẵn nên lụa Satin khó tạo kiểu thiết kế. Một số loại vải lụa Satin còn dễ bị rách trong khi sử dụng. Loại vải này cũng dễ bị bắt lửa vì tính chất hóa học của nó. Một nhược điểm nữa của lụa Satin chính là loại vải này có mức giá thành cao hơn so với mặt bằng giá chung của những loại vải khác trên thị trường.
Ứng dụng vải lụa Satin trong đời sống
Ứng dụng trong lĩnh vực thời trang
Lụa Satin thường được dùng để may những trang phục như đầm dạ hội, váy, áo sơ mi, áo choàng,… Ngoài ra, loại vải này được sử dụng nhiều để sản xuất phụ kiện, giày múa bale và nhiều món đồ thời trang cao cấp khác.
Ứng dụng để may áo cưới
Chất liệu lụa Satin cao cấp, có tính thẩm mỹ cao nên rất được ưa chuộng dùng để may các bộ lễ phục váy cưới. Trong những năm gần đây, váy cưới từ lụa Satin thường mang thiết kế tối giản mang lại sự tiện lợi và thoải mái cho khách hàng.
Đặc biệt, vào những ngày hè nóng bức, lụa Satin sẽ có thể phát huy được ưu điểm thoáng mát, nhẹ nhàng, nhưng vẫn không làm lễ phục mất đi vẻ đẹp mắt và sang trọng.
Ứng dụng trong sản xuất chăn ga gối
Lụa Satin cũng được dùng nhiều trong lĩnh vực sản xuất chăn ga gối các loại. Chăn ga gối từ vải Satin luôn mang đến cho người dùng cảm giác thông thoáng, dễ chịu, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Với tính thẩm mỹ cao, vẻ đẹp sang trọng, chăn ga gối vải Satin còn giúp không gian phòng ngủ của bạn trở nên thanh lịch và bắt mắt hơn.
Ứng dụng trong trang trí nội thất
Vải Satin còn được ưa chuộng dùng để may những vật dụng trang trí nội thất nhu thảm, khăn trải bàn, rèm cửa, vỏ bọc ghế sofa,…giúp tăng thêm tính thẩm mỹ và tạo ấn tượng cho không gian.
Với những thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng có thể giúp bạn đọc hiểu rõ lụa Satin là gì?, cũng như nắm được những ưu, nhược điểm và ứng dụng của chất liệu vải cao cấp này, để có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm từ lựa Satin phù hợp nhất nhé!